Thời kỳ quân chủ (939–1945) Lịch_sử_Việt_Nam

Bản đồ thay đổi lãnh thổ Việt Nam từ 1009 đến 1945.
Tên gọi Việt Nam
2879–2524 TCNXích Quỷ
2524–208 TCNVăn Lang
207–179 TCNÂu Lạc
204–111 TCNNam Việt
111 TCN–39 CNGiao Chỉ
40–43Lĩnh Nam
43–203Giao Chỉ
203–544Giao Châu
544–602Vạn Xuân
602–679Giao Châu
679–757An Nam
757–766Trấn Nam
766–866An Nam
866–967Tĩnh Hải quân
968–1054Đại Cồ Việt
1054–1400Đại Việt
1400–1407Đại Ngu
1407–1427Giao Chỉ
1428–1804Đại Việt
1804–1839Việt Nam
1839–1945Đại Nam
1887–1954Đông Dương (Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, & Nam Kỳ)
Từ 1945Việt Nam
Bản mẫu chính
Lịch sử Việt Nam
Một phần của loạt bài về
Các vương quốc cổ ở
Việt Nam
Việt Thường (? TCN - ? TCN)
Nam Việt (207 - 111 TCN)
Phù Nam (1 - 630)
Chăm Pa (192 - 1832)
Chân Lạp (550 - 802)
Ngưu Hống (1067 - 1337)
Bồn Man (1369 - 1478)
Tiểu quốc J'rai (TK 15- TK 19)
Tiểu quốc Mạ (TK 15 - TK 17)
Tiểu quốc Adham (TK 18 - TK 19)
Vương quốc Xơ Đăng (1888 - 1890)

Thời kỳ độc lập (939–1407)

Mô hình tháp bằng đất nung thời Lý

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, lập nên nhà Đinh (968–980) và đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nên nhà Tiền Lê (980–1009)

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên nhà Lý (1009–1225). Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt.

Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều chế độ phong kiến: Nhà Ngô (939–965), nhà Đinh (968–980), nhà Tiền Lê (980–1009), nhà Lý (1009–1225), nhà Trần (1226–1400) và nhà Hồ (1400–1407).

Trong thời kỳ này, các vương triều phương Bắc ở Trung Hoa, Mông Cổ mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê HoànLý Thường Kiệt đẩy lui hai lần quân nhà Tống (năm 981 và 1076), nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ năm 1258 và kế tiếp là nhà Nguyên vào năm 1285 và 1288. Đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm chiếm được Đại Việt và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi năm 1428 và thành lập nhà Hậu Lê. Năm 1789, nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XVIII trở đi, phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.

Từ thế kỷ X tới thế kỷ XIV, các triều đại Đại Việt xây dựng nhà nước trên cơ sở Phật giáo cùng với những ảnh hưởng Nho giáo từ Trung Quốc. Tới cuối thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Phật giáo dần thu hẹp và ảnh hưởng của Nho giáo tăng lên, sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa, sang đến thế kỷ XV thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa, cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chươngnghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa.

Cùng với việc thu nhận mô hình chính trị, tổ chức xã hội của Trung Hoa, các triều đại Việt Nam từ thế kỷ X trở đi từng bước mở rộng vùng ảnh hưởng ra ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ triều Lý, thông qua các cuộc hôn nhân, quân sự và tấn phong thủ lĩnh các bộ tộc miền núi, các vương triều Lý, Trần, Lê đã lần lượt sáp nhập và đưa các sắc tộc khác ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc vào quốc gia Đại Việt. Cùng với người Việt, các bộ tộc miền núi đã cùng chung sức với người Việt trong các công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động thương mại, ngoại thương cũng đã được hình thành. Ngoài hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Chăm Pa, vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán thêm với các vương quốc trong vùng Đông Nam Á tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Hậu Lê có buôn bán thêm với châu Âu, Nhật Bản tại các trung tâm như Thăng LongHội An.

Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ (竹林大士出山图)

Bắc thuộc lần 4 (1407–1427)

Năm 1407, quân Minh sang xâm lược Đại Ngu với cớ đánh đuổi nhà Hồ khôi phục nhà Trần (Phù Trần diệt Hồ). Quân Minh nhanh chóng đánh bại quân Đại Ngu, giai đoạn này gọi là Bắc thuộc lần 4.

Các lực lượng của Nhà Hậu Trần đã nổi dậy từ 1407–1413 để chống lại quân Minh nhưng cũng bị đánh dẹp.

Một thủ lĩnh Giao Chỉ là Lê Lợi khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của Nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra Nhà Hậu Lê.

Thời kỳ trung hưng (1428–1527)

Đại Việt sử ký toàn thư - bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay

Năm 1427, Lê Lợi sau khi đánh bại quân Minh lập ra Nhà Hậu Lê, giai đoạn này còn được gọi là Nhà Lê sơ.

Thời kỳ chia cắt (1527–1802)

Sông Gianh, biên giới giữa Đàng NgoàiĐàng Trong gần 200 năm.

Bắt nguồn từ thời kỳ Nam – Bắc triều, năm 1527, sau khi giành ngôi từ nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã lập nên nhà Mạc. Nhà Hậu Lê (sử gọi là nhà Lê trung hưng) được tái lập vài năm sau đó với sự giúp đỡ của Nguyễn Kim, một tướng cũ và giành được sự kiểm soát khu vực từ Thanh Hóa vào Bình Định. Sau khi Nguyễn Kim chết, người con rể là Trịnh Kiểm đã giành quyền bính, 60 năm kế tiếp, Trịnh Kiểm và các con cháu của ông đã giành được chiến thắng trước nhà Mạc vào năm 1592 và mở đầu cho thời kỳ đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thời kỳ vua Lê chúa Trịnh

Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều chế độ phong kiến: Nhà Mạc (1527–1592), nhà Lê trung hưng (1533–1789), chúa Trịnh (1545–1787), chúa Nguyễn (1558–1777) và nhà Tây Sơn (1778–1802).

Bến sông Hội An cuối thế kỷ XVIII

Trịnh – Nguyễn phân tranh

Sự mâu thuẫn giữa hai người cận thần của nhà Lê trung hưng là Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng (trấn thủ xứ Thuận HóaQuảng Nam) đã bắt đầu cho sự phân chia đất nước ra thành hai lãnh thổ. Trong khi Trịnh Kiểm tìm cớ giết Nguyễn Uông (con cả của Nguyễn Kim) thì Nguyễn Hoàng chạy vào Thuận Hóa lập cát cứ, hai chính quyền riêng biệt là Đàng NgoàiĐàng Trong với sông Gianh (Quảng Bình) làm biên giới. Các con cháu của Trịnh Kiểm lần lượt kế tiếp nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài được gọi là các chúa Trịnh, các con cháu của Nguyễn Hoàng kế tiếp nhau cầm quyền ở Đàng Trong được gọi là các chúa Nguyễn, các vua Lê chỉ có danh vị hoàng đế của Đại Việt trên danh nghĩa.

Thời kỳ Đại Việt chia thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng NgoàiĐàng Trong cũng là thời kỳ hoạt động ngoại thương sôi động, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tham gia vào hệ thống giao thương toàn cầu bởi các thương nhân châu Âu, Nhật Bản, Trung Hoa đến Đại Việt buôn bán. Người Hà Lan, Anh, Pháp lập các thương điếm tại Kẻ Chợ (Hà Nội), người Bồ Đào Nha, Anh, Nhật Bản đặt các thương điếm tại Faifo (Hội An). Các mặt hàng chính được xuất khẩu từ Đại Việt là tơ lụa, hồ tiêu, gốm sứ. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ XVIII thì hoạt động thương mại giảm sút ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài[11].

Cùng với sự giao thương buôn bán với các nước phương Tây, đạo Công giáo cũng bắt đầu được truyền vào Đại Việt qua các giáo sĩ Công giáo phương Tây theo các tàu buôn vào giảng đạo ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, lúc đó các chúa Trịnhchúa Nguyễn đều ngăn cấm, nên ảnh hưởng của Công giáo ở Việt Nam trong thời kỳ này còn hạn chế.

Mở rộng lãnh thổ về phương Nam

Bài chi tiết: Nam tiến
Các thời kỳ Nam tiến của người Việt

Dấu ấn về việc mở rộng đất nước trong thời kỳ phong kiến này chính là sự bành trướng xuống phương Nam, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Đại Việt. Với một quân đội có tổ chức tốt hơn, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, sau các cuộc chiến tranh cũng như hôn nhân chính trị giữa Đại Việt và Chăm Pa, lãnh thổ Đại Việt đã được mở rộng thêm từ dãy Hoành Sơn (bắc Quảng Bình) tới đèo Cù Mông (bắc Phú Yên).

Từ thế kỷ XVII, Đàng Trong là một lãnh thổ, chính quyền riêng biệt với Đàng Ngoài, do các chúa Nguyễn cai quản. Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan của nhà Hậu Lê, nhận lệnh vua Lê cai quản phía Nam, nhưng thực tế họ cai trị Đàng Trong tương đối độc lập, ít khi nhận lệnh từ nhà Hậu Lê. Nhằm tiếp tục tìm kiếm thêm diện tích đất đai cho sự gia tăng dân số, cũng như tăng cường quyền lực các chúa Nguyễn đã lần lượt tiến hành các cuộc chiến tranh với Chăm Pa và sáp nhập hoàn toàn phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) vào năm 1693.

Tiếp đó, sau các cuộc di dân của người Việt từ Đàng Trong vào sinh sống ở vùng đất của người Khmer, các chúa Nguyễn lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác, từ năm 1698 đến năm 1757, chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình.

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đôngvịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816[12].

Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, văn hóa Khmer. Ngày nay, người miền Bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử; người miền Nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn[13]. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền Bắc đã được đơn giản hóa ở miền Nam[13].

Thời kỳ thống nhất (1802–1858)

Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834

Từ giữa thế kỷ XVIII, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa.

Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm La (năm 1784) tại miền Nam và 29 vạn quân Mãn Thanh (năm 1789) xâm lược tại miền Bắc. Vua Tây Sơn là Nguyễn Huệ chính thức trở thành vua của Đại Việt, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào tới Gia Định. Tuy nhiên sau cái chết của ông năm 1792, nội bộ lục đục khiến chính quyền Tây Sơn càng ngày càng suy yếu.

Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền NamNguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn và cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, với lãnh thổ gồm hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải. Năm 1804, ông cho đổi tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam.

Gia Long (18021820) đóng đô ở Huế, ông cho xây dựng kinh đô Huế tương tự như Tử Cấm ThànhBắc Kinh (Trung Quốc). Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 18201841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính của Trung Quốc thời nhà Thanh. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã nhận thấy sự tụt hậu và trì trệ của đất nước, họ đề nghị triều đình nên học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương mại, nhưng các quan lại này chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (18411847) và Tự Đức (18471883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản), tiếp tục cấm buôn bán với nước ngoài.

Ngoài ra, các vua này ngăn cấm truyền bá Công giáo, thứ tôn giáo mà họ coi là "tà đạo từ phương Tây". Những nhà truyền giáo người Pháp đã có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn dẫn đến chiến thắng của vua Gia Long. Đến giữa thế kỷ XIX, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Công giáo [14]. Chính quyền nhà Nguyễn thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo xa lạ có tổ chức nên đã ra lệnh cấm truyền đạo Công giáo, đồng thời đàn áp những người theo đạo Công giáo và san bằng nhiều xóm đạo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Việt_Nam http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628440 http://www.history.com/this-day-in-history/japan-a... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/ddeho... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/lichsuvi... http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/c06.html http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/01/ngheo-nan-c... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tien-si-nguye... http://www.doimoi.org/detailsnews/1894/343/cong-do... http://www.jfklibrary.org/JFK/JFK-in-History/Vietn... http://www.nomna.org/